Nếu sử dụng kháng sinh tùy tiện trước khi đến bệnh viện, hầu hết bệnh nhiễm trùng đều giảm hoặc mất triệu chứng đặc thù
Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh viêm màng não ở trẻ
Hi hữu cứu sống bệnh nhi bị viêm màng não mủ nặng
Viêm màng não mủ: Dễ nhầm lẫn với cảm cúm, viêm họng...
Đã tiêm phòng viêm màng não mủ, sao vẫn bị bệnh?
Theo PGS Dũng, bé V. vào viện sau khi đã sốt và được “điều trị” tại nhà hai ngày, điều trị tại Bệnh viện huyện Hải Hậu năm ngày bằng các thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh (bệnh viện huyện chẩn đoán bé bị sốt virus).
Tuy nhiên sau năm ngày điều trị tại bệnh viện huyện bệnh nhi vẫn sốt cao liên tục, gia đình đã đưa thẳng bệnh nhi lên tuyến Trung ương.
Do được điều trị kháng sinh từ trước, bệnh nhi không có biểu hiện rõ của bệnh viêm màng não mủ như thông thường, phải điều trị tiếp tại Bệnh viện Bạch Mai thêm năm ngày các bác sỹ mới đánh giá được biểu hiện bệnh của bé, đồng thời quyết định dùng gấp đôi liều kháng sinh truyền tĩnh mạch chậm trong 3 giờ/lần truyền để đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh.
Sau 52 ngày điều trị, bé V. đã phục hồi, rất may không để lại di chứng và được xuất viện ngày 18/8.
PGS Dũng cho biết nếu sử dụng kháng sinh tùy tiện trước khi đến bệnh viện, hầu hết bệnh nhiễm trùng đều giảm hoặc mất triệu chứng đặc thù khiến bác sỹ khó chẩn đoán hơn, thời gian điều trị kéo dài hơn.
Trong khi PGS Dũng cho rằng có tới 80 - 90% bệnh nhi đã được cho uống các thuốc khác nhau trước khi vào viện, với ba lý do chính là cha mẹ mua thuốc theo kinh nghiệm, theo chỉ dẫn của người quen và theo hướng dẫn của hiệu thuốc.
“Tại Đông Nam Á, mua một lọ thuốc kháng sinh đơn giản ở Thái Lan rất khó, nhưng ở Việt Nam mua thuốc gì cũng được mà không cần đơn!”, ông Dũng nói.
Hoang thi hien luong
Như chúng tôi ở vùng sâu vùng xa, kinh tế eo hẹp thì chỉ biết mua thuốc và người tư vấn lớn nhất là chủ hiệu thuốc. Nếu không dùng thuốc mà lên bệnh viện tuyến trên thì liệu có quá muộn không! Tại sao biết như vậy mà nước ta lại có nhiều người bán thuốc quá vậy?